HỘI THẢO KHOA HỌC "HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CHO CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA"
Chiều ngày 22/03/2024, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo Khoa học cấp trường với chủ đề "Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Toàn cảnh Hội thảo
Đến tham dự hội thảo, về phía khách mời có TS. Nguyễn Thị Nhân Ái - Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Bà Lê Thị Hà - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa; Bà Phạm Thị Thanh Hương Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa; Hiệu trưởng các Trường THCS Trần Phú (TP Thanh Hóa), Quảng Châu (TP Sầm Sơn), Xuân Hồng (Thọ Xuân), Luận Khê (Thường Xuân) cùng các thầy cô đại diện cho nhiều trường học trên toàn tỉnh.
Về phía Nhà trường có: PGS.TS. Nguyễn Thị Thục - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Thị Hồng - Chủ tịch Công đoàn trường; PGS.TS. Đoàn Văn Trường - Trưởng phòng Quản lý Khoa học & Hợp tác Quốc tế và các cán bộ giảng viên quan tâm đến chủ đề và nội dung hội thảo.
Tâm lý học đường là chủ đề đang được đặc biệt quan tâm trong ngành giáo dục hiện nay, vì vậy hội thảo khoa học Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đón nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia cũng như các thành viên tham dự hội thảo.
Mở đầu, PGS.TS. Đoàn Văn Trường trình bày mục tiêu và nội dung của diễn đàn khoa học về "Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", đồng chí nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo trong bối cảnh hiện nay, cũng như vai trò của hội thảo trong việc hỗ trợ nhóm giảng viên đang thực hiện đề tài "Tâm lý học đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa". Tham luận trong hội thảo được các tác giả đầu tư nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp tích cực.
PGS.TS. Đoàn Văn Trường trình bày mục tiêu và nội dung của Hội thảo khoa học
Trong tham luận "Tham vấn tâm lý học đường - Khó nhưng không thể không làm" của tác giả Lê Bá Thành đã đề cập đến thực trạng thực hiện Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, chưa được thực hiện một cách đầy đủ nên tình trạng rối nhiễu tâm lý của học sinh ngày càng gia tăng.
ThS. Lê Bá Thành trình bày tham luận tại hội thảo
Đồng quan điểm với tác giả Lê Bá Thành, trong tham luận của ThS. Phạm Thu Hòa - Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Hồng Đức đã đề xuất ngành giáo dục, đặc biệt là các trường THCS cần có cán bộ chuyên trách thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học đường trong nhà trường và thành lập phòng tư vấn tâm lý cho trẻ vị thành niên trong trường học.
ThS. Phạm Thu Hòa phát biểu đóng góp ý kiến trong Hội thảo
Cũng tại hội thảo, TS. Nguyễn Thị Nhân Ái - Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực chuyên môn của bản thân cho hội thảo.
TS. Nguyễn Thị Nhân Ái chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về hoạt động tư vấn tâm lý học đường
Hiện nay, TS. Nguyễn Thị Nhân Ái đã và đang thực hiện mô hình hoạt động tâm lý học đường tại các trường công lập xuất phát từ Dự án bảo vệ trẻ em của UNICEF. Theo đó, TS. Nguyễn Thị Nhân Ái chia sẻ tới hội thảo về Mô hình cung cấp dịch vụ ba tầng dựa vào trường học của Hiệp hội các TLHĐ Hoa Kỳ/NASP; Mô hình các dịch vụ tâm lý trường học toàn diện và hội nhập tích hợp NASP 2010 hay Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - một trong những ngôi trường đang được thực nghiệm các hoạt động về tâm lý học đường có kết quả khả quan và tích cực.
TS. Nguyễn Thị Nhân Ái đã mang đến những góc nhìn mới về chủ đề giáo dục tâm lý cho trẻ vị thành niên. Tiến sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò của các nhà giáo dục, phụ huynh và đề xuất các phương án bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đối tượng này. Tiến sĩ cũng đề cao vai trò của các nhà quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng trong công tác giáo dục tâm lý học đường.
Bên cạnh các tham luận và chia sẻ giá trị từ các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, hội thảo cũng đã nhận được nhiều quan điểm, ý kiến đóng góp từ các khách mời là Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn tỉnh.
Bà Phạm Thị Thanh Hương đóng góp các đề xuất phát triển
Những ý kiến đóng góp không chỉ mở ra hướng nhìn sâu sắc và thực tế về bối cảnh của hoạt động giáo dục tâm lý học đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mà còn đem đến nhiều ý tưởng, phương án, giải pháp mới có thể tạo ra nhiều đột phá cho việc phát triển hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho các trường học.
Khách mời và cán bộ giảng viên chụp hình lưu niệm
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Bình - Vũ Thị Phương Anh
- HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH THUYẾT MINH NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2025
- XÉT TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA NĂM 2024
- TỌA ĐÀM GẶP MẶT LƯU HỌC SINH LÀO NHÂN DỊP KỶ NIỆM 49 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CHDCND LÀO
- HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII
- NGHIỆM THU CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024
- [INFOGRAPHIC] CHUỖI SỰ KIỆN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2024)
- PICKLEBALL CHAMPIONSHIPS 2024: GIẢI ĐẤU THỂ THAO SÔI NỔI VÀ KỊCH TÍNH CỦA VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
- ĐẠI DIỆN CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TẶNG HOA CHÚC MỪNG NHÀ TRƯỜNG NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM, KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2024-2025 VÀ TRAO BẰNG THẠC SĨ NĂM 2024
- HỘI THI OLYMPIC TIẾNG ANH CHO VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA HƯỞNG ỨNG LỄ KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2024)